Hân Phát trả lời câu hỏi thường gặp!
Thông tin ở dưới đây mang tính chất tham khảo, chúng tôi khuyên khách hàng hãy tới trực tiếp Cửa Hàng để nhân viên tư vấn cụ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sơn phủ như: Phải lựa chọn sản phẩm phù hợp cho công trình sử dụng; Công tác chuẩn bị bề mặt thi công (xử lý bề mặt trước khi sơn); Quá trình tiến hành sơn của thợ; Chất lượng của sản phẩm sơn. Với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng đối với tuổi thọ của lớp sơn phủ công trình.
Xử lý bề mặt rất càn thiết vì bề mặt được xử lý càng tốt thì kết quả chất lượng và thẩm mỹ công trình sẽ được tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trong hay ngoài, nền gạch hay kim loại cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt trước khi sơn. Mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng hoặc qua loa sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Sơn lót là lớp sơn rất quan trọng, có các tác dụng: Tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ; Bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hoá học xảy ra từ bên trong như bị kiềm hoá,bị thấm, ăn mòn… tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hoá, bị ố vàng, bong tróc hay bị gỉ sét…có thể hiểu nôm na lớp sơn lót quan trọng giúp làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ. Đối với những bề mặt ngoài trời thì bắt buộc phải sơn lót.
Nói chung khi tiến hành sơn một căn phòng, bạn nên theo tuân thủ theo các bước sau:
1. Bắt đầu sơn từ ngoài nhà trước rồi mới sơn dần vào trong.
2. Luôn ưu tiên sơn từ trên xuống dưới.
3. Sơn khu vực khó thi công trước rồi mới sơn khu vực dễ làm sau.
4. Sử dụng và thi công sơn theo hệ thống Sơn định mức đề nghị của Jotun để có được màu sơn hoàn hảo
Dù căn nhà bạn là mặt tiền hay không thì hai bên hông thì vẫn cần phải sơn. Vì lớp sơn không những để trang trí mà còn có tác dụng bảo vệ bề mặt tường khỏi các tác động khác nghiệt của thời tiết như ngấm ẩm, nước mưa, rêu mốc… Nếu bạn bỏ qua 2 bên hông mà không sơn, đến khi tường bị nứt hoặc thấm mà nhà bên cạnh đã xây lên rồi thì việc xử lý chống nứt/thấm sẽ rất khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với việc sơn hai bên hông ngay từ đầu.
ơn nội thất là sản phẩm được sử dụng cho bên trong nhà, loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc, không chịu tác động môi trường khí hậu khắc nghiệt.
Sơn ngoại thất là loại sơn sử dụng cho bên ngoài, nó có năng chống rêu mốc, chịu được tác động của môi trường ngoài trời. Sơn ngoại thất là sản phẩm sử dụng cho bên ngoài nhà và có khả năng chống rêu mốc, chịu được sự tác động khắc nghiệt của thời tiết như nắng, mưa…
Nếu dùng sơn nội thất sơn cho bên ngoài sẽ xảy ra các hiện tượng như:
– Màng sơn bị phấn hoá.
– Màng sơn bị rêu mốc.
– Màng sơn bị bay màu.
Trên bao bì của sản phẩm sơn Jotun đều có ghi rõ loại sơn (nội thất hay ngoại thất), vì vậy cách phân biệt là đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm.